Khi chúng ta về già, chúng ta nên hoạt động xã hội như đi chùa hay nhà thờ, đi coi hát bóng, làm vườn, và quan trọng nhất là tập thể dục. Như vậy chúng ta sẽ sống lâu hơn và đó là kết
quả khảo cứu của TA Glass, et al., BMJ (August) 319: 478, 1999.
Phương pháp: Thử nghiệm cho 2761 đàn ông và đàn bà hơn 65 tuổi, liên hệ đến những vấn đề xã hội, năng xuất (productive), và tập thể dục. Những người già trong nhóm này sống lâu hơn, trung bình thêm 13 năm, tới 78 tuổi. Người ta đặt ra những vấn đề liên hệ tới những hoạt động xã hội như có hay đi nhà thờ, đi coi hát bóng, đi ăn cơm tiệm, hay coi thể thao" Những hoạt động hàng ngày như làm vườn, nấu ăn, đi mua sắm đồ, và tập thể dục.
Kết quả cho thấy: những người già hoạt động xã hội và thể dục nhiều nhất, sẽ lâu chết. Còn những người ít hoạt động nhất, sẽ chết sớm nhất. Hoạt động xã hội và sản xuất năng lực (productive), cũng sống lâu ngang như khi tập thể dục. Tác giả khảo cứu cho rằng kết quả này quan trọng: vì chỉ cần vài động tác nhẹ (như tài- chi chẳng hạn) để tập thể dục (chứ không cần động tác mạnh) cũng đủ có giá trị. Phần khác, kết quả khảo cứu này cũng đã làm sáng tỏ sự tương quan giữa vấn đề hoạt động lúc về già và sự tử vong của chúng ta.
Bác
sĩ Thomas A. Glass bình luận rằng: chúng ta sẽ sống lâu hơn nếu chúng ta hoạt động nhiều hơn. Thay vì phải mua nhiều thứ máy móc tập luyện trong nhà, chúng ta có thể tổ chức thành từng nhóm đi bộ ngoài trời, đi ra ngoài nhiều hơn, vừa để tập thể dục vừa để hoạt động xã hi.
Tập thể dục nhẹ sẽ giúp cho gân cốt khoẻ mạnh, máu lưu thông, tim mạch hoạt đng tốt, hệ thống phân hoá tố ưa khí (aerobic enzyme activity) tăng trưởng. Tập thể dục sẽ làm chậm sự thoái hoá cơ thể vì già nua (A. Giombini and A. Selvannetti: Your patient and fitness, Nov.Dec., 1999). Tuy nhiên, không nên dùng những động tác thể dục nặng và mạnh, nguy hiểm.
Còn đối với những người quá già nếu không thể tập thể dục và không thể hoạt động xã hội được nữa, thì bác sĩ cũng phải có bổn phận tìm những phương cách tùy nghi cho từng trường hợp, để mỗi bệnh nhân có thể hội nhập vào những hoạt động xã hội nhiều hơn và gần sức sống nhiều hơn. Bác sĩ cần phải cho họ biết rằng đó là phương pháp tốt nhất để giúp họ sống lâu.
Sau hết, là người già thường buồn nản, xuống tinh thần, bác sĩ sẽ phải lưu ý chữa chạy, để bệnh nhân có cơ
hội trở lại với đời sống hoạt động xã hội bình thường hơn. (Modern Medicine, 67: 16, 1999).
Bác Sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D.,Ph.D.,FAAFP