Hội nhập
Ghi danh
3:49 CH
Thứ Ba
10
Tháng Chín
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 3469)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5710)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 16336)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Chúa Có Hiện Diện Trong Hỏa Ngục Hay Không?

16 Tháng Chín 20215:33 SA(Xem: 4621)
 
Hỏi: xin Cha giải thích giúp 2 câu hỏi sau đây:

Chua Giesu

1. Có phải trẻ con chết mà không được rửa tội thì phải sống ở nơi gọi là limbo đời đời không?

2. Chúa ở khắp mọi nơi, vậy Chúa có mặt ở nơi gọi là hoả ngục hay không?

Trả lời:

1- Limbo

Trong niềm tin có từ lâu của một số nhà thần học thời trung cổ và cho đến thế kỷ 20, thì từ ngữ Latinh “limbo” (có nghĩa là biên giới hay bên lề (border or edge) được dùng để chỉ hai nơi cư ngụ sau đây của những người đã chết và chưa được vào hưởng Thánh Nhan Chúa (Beatific Vision) trên Thiên Đàng nhưng cũng không bị hình phạt đời đời trong nơi gọi là hoả ngục. Đó là:

a- Limbus partum (Limbo of the fathers): là nơi cư ngụ của các linh hồn thánh thời Cựu Ước trong khi trông đợi ngày Chúa Cứu Thế đến để dẫn đưa vào Thiên Đàng. Kinh Thánh Tân Ước cho biết là Chúa Giêsu, sau khi chết, đã xuống nơi này mà trước đây Giáo Hội quen gọi là ”Ngục Tổ Tông” để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho các linh hồn thánh ở đây như ta đọc thấy trong Thư thứ 1 của Thánh Phêrô: “Người đã đến rao giảng cho các vong linh bị giam cầm” (1Pr 3:19)

b- Limbus infantium (Limbo of infants) là nơi các trẻ em cư ngụ sau khi chết mà không được rửa tội. Mặc dù có niềm tin như vậy để nói lên giá trị cứu độ của Phép Rửa (x, Mc 16:16; Ga 3:5), nhưng Giáo Hội vẫn tin tưởng và hy vọng vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa dành cho các trẻ em này qua lời dạy sau đây:

“Còn về các trẻ nhỏ chết mà không được rửa tội, Giáo Hội chỉ còn biết phó thác các em cho lòng từ bi của Thiên Chúa, như khi Giáo Hội cử hành lễ an táng cho các em. Thiên Chúa nhân từ vô cùng, muốn cho tất cả mọi người được cứu độ (x. 1 Tm 2,4) và với lòng trìu mến mà Chúa Giêsu đã dành cho các trẻ nhỏ khi Người nói: “Hãy để cho các em đến với Thầy, đừng ngăn cản chúng.” (Mc 10, 14). Tất cả những điều này cho phép chúng ta hy vọng có một con đường cứu độ cho các trẻ em đã chết mà không được rửa tội. Vì thế, Giáo Hội khẩn thiết kêu gọi đừng ngăn cản các trẻ em đến với Chúa Kitô qua ơn phúc của Phép Rửa.” (x. SGLGHCG, số 1261)

Như thế, mặc dù không có giáo lý chính thức nào về “Limbo”, nhưng Giáo Hội vẫn tin các trẻ em sẽ được cứu độ dù các em không được rửa tội trước khi chết. Vả lại, ngay đến trường hợp những người lớn chết mà không biết Chúa Kitô và không được rửa tội, Giáo Hội cũng vẫn tin họ có thể được ơn cứu độ của Chúa Kitô, nếu đó hoàn toàn không phải lỗi của họ như lời dạy sau đây:

“... Đúng thế, những người không do lỗi của mình mà không biết đến Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và nhờ ân sủng của Ngài mà hành động để làm trọn thánh ý Ngài theo lương tâm và mặc khải đã tuyền dạy họ, thì những người đó có thể đạt tới ơn cứu độ muôn đời.” (x. Sđd, số 847; LG số 16).

Thật vậy, Chúa Giêsu sinh ra và rao giảng Tin Mừng cứu Độ cách nay chỉ mới hơn 2000 năm, trong khi con người đã có mặt trên trần gian này không biết là bao triệu năm qua.

Như vậy, những ai, dù lớn hay nhỏ, đã sinh ra và chết trước Chúa Kitô thì họ không thể biết gì về Chúa và sự cần thiết của Phép Rửa. Cho nên, họ không tin và không được rửa tội thì đó hoàn toàn không phải là lỗi của họ. Ngay cả những người sinh ra sau Chúa, nhưng nếu không có ai dạy bảo cho họ biết về Chúa và giáo lý của Người thì họ cũng không thể biết và tin Chúa được, nên Chúa cũng không thể bất công mà bắt lỗi họ. Nhưng nếu họ sống đúng với tinh thần lời dạy trên của Giáo Hội thì họ vẫn có thể được cứu rỗi dù không được rửa tội, vì:

Thiên Chúa là “Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1Tm 2:4)

Nhưng tất cả phải được Chúa Kitô cưú chuộc, bất kể họ sinh ra trước hay sau Chúa bởi lẽ:

“Ngoài Người ra(Chúa Kitô), không có ai đem lại ơn cưú độ; vì dưới gầm trời này không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” (x. Cv 4:12)

Vậy chúng ta cứ an tâm về phần rỗi của các trẻ em hay thai nhi chết hoặc bị giết (abortion) mà không được rửa tội. Thiên Chúa giầu lòng xót thương và thấu suốt mọi sự chắc chắn sẽ không phán xét bất công các trẻ này. Có chăng là lỗi của người lớn đã giết các em trong những vụ phá thai hoặc không kịp lo cho các em được thanh tẩy trước khi chết vì bệnh tật mà thôi.

2- Chúa có hiện diện ở nơi gọi là Hoả ngục hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, thiết tưởng cần nói rõ một lần nữa về sự có mặt của nơi gọi là hoả ngục và hình phạt ở nơi này.

Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội đều nói rất rõ về hoả ngục (hell = sheol = hades) như sau:

Trước Chúa Giêsu, ngôn sứ Isaia đã dùng những hình ảnh đáng khiếp sợ sau đây để nói về hỏa ngục:

“Và khi ra về, mọi người sẽ thấy xác những kẻ phản loạn chống lại Ta . Vì giòi bọ rúc rỉa chúng sẽ không chết. Lữa thiêu đốt chúng sẽ không tàn lụi. Chúng sẽ là đồ ghê tởm cho mọi người phàm.” (Is 66:24)

Chúa Giêsu cũng dùng những hình ảnh tương tự như trên để nói về hoả ngục:

“Nếu mắt ngươi làm cớ cho ngươi sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mc 9:47-48)

Hoặc: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác-Quỷ và các sứ thần của nó.” (x. Mt 25:41)

Như thế, hỏa ngục là nơi Chúa dành cho Sa-tan và đồng bọn đã nổi lên chống lại Ngài và bị Tổng Lãnh Thiên Thần Michael đánh đuổi ra khỏi Thiên Đàng và tống giam vào nơi lửa không hề tắt này. Nhưng sau đó hắn được thả ra để đi cám dỗ mọi người như Thánh Gio-an đã viết: “hết một ngàn năm ấy, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục. Nó sẽ ra đi mê hoặc các nước ở khắp bốn phương thiên hạ.” (Kh 20:7)

Trước hết, Satan đã cám dỗ bà Eva ăn trái cấm, đưa đến hậu quả vô cùng tại hại cho cả nhân loại, đó là: tội lỗi và sự chết đã đi vào trần gian vì một người đả phạm tội” (x.Rm 5:12).

Và từ đó đến nay, Satan và đồng bọn hay ma quỉ đã “như sư tử gầm thét rao quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5:8) để lôi xuống hỏa ngục những ai muốn tự do buông chiều theo cám dỗ của chúng để sống nghịch hoàn toàn với Thiên Chúa là tình thương, thánh thiện và công bình.

Nói khác đi, vì ma quỉ xúi dục và con người tự do chọn lựa phạm tội và không muốn ăn năn sám hối kịp thời để xin Chúa thứ tha mọi tội lỗi nên nhiều người đã và sẽ tự kết thúc đời mình trong nơi đáng sợ này:

“Tử thần và âm phủ bị quăng vào hồ lửa.Hồ lửa này là cái chết thứ hai.

Ai không có tên trong Sổ Trường Sinh thì bị quăng vào hồ lửa.” (Kh 20: 14-15)

Mặt khác, Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo cũng nói rõ như sau về hoả ngục và hình phạt ở nơi này:

“Giáo huấn của Giáo Hội khẳng định có hoả ngục và tính vĩnh viễn của hoả ngục.Linh hồn của những người chết trong tình trạng tội trọng (mortal sin) sẽ tức khắc xuống hoả ngục để bị trừng phạt trong “lửa đời đời”. Hình phạt chính của hoả ngục là đời đời xa cách Thiên Chúa mà chỉ trong Ngài con người mới có thể có sự sống và hạnh phúc là mục đích mà mình được tạo dựng và mong muốn.” (x. SGLGHCG, số 1035).

Nói rõ hơn, hình phạt trên chỉ áp dụng cho những người cố ý muốn khước từ Thiên Chúa và sống trong tình trạng trọng tội (mortal sin) cho đến phút cuối mà không muốn ăn năn sám hối để xin được tha thứ.(x. Sđd, số 1037).

Nhưng cũng cần nói thêm là Thiên Chúa không tiền định (predestine) cho ai phải xuống hoả ngục cả. Nghĩa là Ngài không muốn cho một ai “phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” để được tha thứ (2Pr 3:9), vì Ngài “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” (1 Tm 2:4).

Nhưng sở dĩ có vấn đề những người phải xuống hoả ngục vì Thiên Chúa tôn trọng ý chí tự do (free will) của con người mà Ngài đã dựng nên khác biệt với mọi loài thụ tạo khác. Tình thương của Chúa là vô biên nhưng cũng không vượt qua giới hạn tôn trọng nói trên. Nghĩa là nếu ai cương quyết từ chối Thiên Chúa và tình thuơng của Ngài thì Chúa không thể bắt buộc họ phải yêu mến và nhận tình thương của Ngài.

Thiên Chúa tạo dựng hết mọi loài, mọi vật hữu hình và vô hình trên trời dưới đất, kể cả hỏa ngục là nơi trừng phạt Satan và đồng bọn ma quỉ. Nơi này cũng dành cho những ai khi còn sống đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúan và tình thương của Ngài.

Vậy nếu Thiên Đàng là phần thưởng cuối cùng dành cho những người chọn Chúa là lý tưởng và làm gia nghiệp thì hoả ngục phải là nơi dành cho những ai đã tự do khước từ và chống lại Chúa như Sa-tan và đồng bọn .

Nếu hạnh phúc Thiên Đàng là được trọn vẹn chiêm ngắm Thánh Nhan Chúa (Beatific Vision) thì hoả ngục là nơi tuyệt đối không có hạnh phúc này. Nói khác đi, ở đâu có Thánh Nhan Chúa thì ở đó là Thiên Đàng, vi “Phúc cho ai có lòng trong sạch vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (x. Mt 5:8).

Được nhìn thấy Thiên Chúa là chính hạnh phúc của các thánh,và các thiên thần trên thiên đàng. Ngược lai, không được nhìn thấy Thiên Chúa mới là điều bất hạnh, đau khổ nhất cho những ai phải sống trong nơi “giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.” (Mt 9:48).

Như vậy, không thể có vấn đề Chúa hiện diện cả ở thiên đàng lẫn hoả ngục được, vì như thế thì làm sao có sự khác biệt giữa hai nơi này, và làm gì có vần đề tội lỗi phải quan tâm và xa tránh nữa.

Tuy nhiên, đây chỉ là những suy tư và luận lý đựa trên Kinh Thánh và thần học tín lý của Giáo Hội áp dụng cho đến ngày nay.Sự thật, không ai có thể biết chắc chắn Chúa đối xử ra sao với con người trong hai phạm trù thưởng và phạt đời đời. Chúng ta chỉ có thể tin chắc một điều là Chúa rất nhân hậu, đầy lòng xót thương “chậm bất bình và hay tha thứ “ mà thôi. Nhưng Ngài thì hành tình yêu và tha thứ ấy cách nào khác thì đó hoàn toàn là quyền tự do của ngài, và là điều chúng ta không thể xác quyết được. Do đó chúng ta cứ phải căn cứ vào giáo lý của Giáo Hội để quyết tâm đi tìm Chúa và sống theo đường lối của Người hầu đáp lại tình thương vô biên của Chúa và hy vọng được gặp Người cách nhãn tiền trong Nước Hằng Sống.

Tóm lại, ta yêu mến Chúa không vì sợ phải xuống hỏa ngục mà vì đó là khát vọng sâu xa nhất của lòng mình muốn vươn lên tới Chúa là cội nguồn của mọi hạnh phúc, vui thỏa bất diệt. Tuy nhiên, dù tin có hỏa ngục và hình phạt ghê gớm ở đây, nhưng chúng ta cũng không nên bắt buộc Chúa phải đời đời xa lìa những người bị phạt ở nơi này. Nghĩa là, nếu vì tình thương vô cùng của Chúa mà một ngày nào đó Ngài lại khoan dung cách nào cho những vong linh này, thì đó là quyền tự do của Chúa, ta không biết được và cũng không nên dự phóng thắc mắc hay khiếu nại chi cả. Nhưng chớ nghĩ như vậy mà không cần cố gắng xa tránh tội lỗi nữa, vì hy vọng Chúa không phạt lâu.

Ngược lại, chính vì yêu mến Chúa thật sự và tha thiết muốn hưởng Thánh Nhan Ngài, nên ta phải quyết tâm xa tránh tất cả những gì gây trở ngại cho mục đích tối cao này.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Cảm thấy cô đơn: Khi ở trong tình trạng ấy, Thánh Ignatio cho chúng ta 4 chìa khoá để làm vũ khí: ( Cầu nguyện thêm, suy niệm nhiều hơn, xét minh. Xét xem lý do tại sao mình ở trong tình trạng cô đơn?) và bắt mình làm việc thống hối. Một số tà thần sẽ bị trừ khử khi ta cầu nguyện và làm việc sám hối.
Thiên Chúa cũng thế, bạn chỉ có thể cảm nhận được bằng đức tin và tình yêu. Bạn hãy khẩn nài Chúa ban cho ĐỨC TIN, nó sẽ mở đôi mắt tâm hồn bạn để bạn nhìn nhận sự hiện diễn của Thiên Chúa.
Ma quỷ có biết được những suy nghĩ của chúng ta hay không? Liệu chúng có thể hiểu được những gì chúng ta đang nghĩ tại một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống không? Câu trả lời rất đơn giản: hoàn toàn không.
Mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa mời gọi ta điều gì ? T. Mầu nhiệm ấy mời gọi ta dứt bỏ tội lỗi, để sống cho Đấng đã chết và sống lại vì ta.
“Các ngươi không được đến với các người ngồi đồng ngồi bóng và không được hỏi ý kiến chúng, kẻo vì chúng mà ra ô uế. Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi” (Lv 19,31);
Bởi vì theo Kinh Thánh, ghi một dấu trên trán là biểu tượng về quyền sở hữu của một người. Bằng cách để trán của mình được ghi dấu thánh giá, điều này nói lên rằng người đó thuộc về Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết trên Thập giá. Điều này là để mô phỏng dấu ấn thiêng liêng hoặc ấn tín đã được ghi trên một Kitô hữu khi họ chịu phép Rửa tội. Trong Bí tích này họ được giải thoát khỏi nô lệ tội lỗi và ma quỷ để trở thành con cái của sự công chính và của Chúa Kitô (Rm 6,3-18).
Nhân dip mừng đầu năm mới, xin cha cho biết người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không ?
Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !
Đặc biệt, để việc tham dự các Thánh Lễ nói chung và Thánh Lễ ngày Chúa Nhật nói riêng một cách đầy đủ và đúng đắn, cũng như có hiệu quả, tức mang lại ơn ích thiêng liêng cho người tham dự, thì đương sự phải hoàn toàn tự nguyện tham dự trọn vẹn từ đầu đến cuối Thánh Lễ, nhất là tham dự vì do xác tín, vì tin yêu và vì lòng biết ơn đối với Thiên Chúa, chứ không do miễn cưỡng, do ép buộc hay vì một lý do ngoại tại nào khác.
Hỏi: Nhân tháng cầu cho các linh hồn ( tháng 11) xin cha giải thích rõ về hai nơi gọi là Luyện ngục và Hỏa ngục. Trả lời: Trong niềm tin Kitô Giáo, căn cứ vào Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội thì chắc chắn phải có ba nơi gọi là Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục ( hell) mà những người chết đi trong thân xác sẽ phải bị phán xét để đến một trong ba nơi này.
Thiên Chúa luôn luôn nói với chúng ta, nhưng thường thì chúng ta không ý thức, không lắng nghe. Và như thế, nỗi đau chính là máy phóng âm của Thiên Chúa với thế giới điếc đặc này.
Thánh Elisabeth là con vua Phêrô III nước Aragon, và là cháu vua Giacôbê I. Ngài sinh ra năm 1271 và được đặt tên là Elisabeth, để kính nhớ thánh nữ Elisabeth, Hoàng hậu nước Hungari là dì của cha Ngài. Elisabeth ra đời như sứ giả hòa bình, vì khi Ngài sinh ra, cha Ngài và ông nội Ngài làm hoà với nhau. Vua Giacôbê muốn tự mình giáo huấn
Bác học Pasteur: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế." ; "Mĩa mai cho lòng dạ con người, nếu chết là hêt hoặc chết là trở về với hư vô." Bác học Becquerel: "Nhờ nghiên cứu khoa học đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đưc tin."
Có một số người không tin có hỏa ngục đời đời, họ lý luận: có cha mẹ nào nỡ trừng phạt con cái mãi mãi, hốn chi là Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành? Để có câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu những điều sau đây: 1. Thiên Chúa đã ban sự tự do cho loài người: chọn Thiên Chúa hay chối bỏ Thiên Chúa. Vì con người có tự do, nên có tránh nhiệm về sự chọn lựa. Kẻ chối bỏ Thiên Chúa là kẻ không muốn đến gần Thiên Chúa, không muốn vào thiên đàng, là vương quốc đời đời hạnh phúc.
Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập? Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền? (một người trẻ )