Hội nhập
Ghi danh
12:20 SA
Thứ Tư
6
Tháng Mười Một
2024
31 Tháng Mười 20237:00 SA(Xem: 4221)
1. Những ai trung thành phụng sự Mẹ bằng cách lần Chuỗi Mân Côi sẽ nhận được những ơn cao cả. 2. Mẹ hứa sẽ ban những ơn lớn lao và sự che chở đặc biệt cho những ai lần Chuỗi Mân Côi. 3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ. 4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!
20 Tháng Năm 20218:30 CH(Xem: 5956)
Trong những khó khăn và nguy hiểm, hãy nhớ đến Mẹ – hãy réo gọi Mẹ! Đừng để danh thánh Mẹ rời xa môi miệng bạn. Hãy tưởng nghĩ đến Mẹ luôn luôn! Có Mẹ, bạn sẽ không lạc lối. Được Mẹ chở che, bạn sẽ không sợ gì. Mẹ sẽ dẫn bạn đến với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ của bạn!”
07 Tháng Mười 20161:17 CH(Xem: 16663)
Ở thành Chieti miền Naple, có một người làm nghề đặt nợ ăn lãi. Y chẳng biết ai, chỉ biết có tiền. Với hạng khổ rách áo ôm y cũng chẳng thông cảm mà còn bóc lột tận xương tủy, chẳng tha. Chúa đã phạt y phải bệnh phong hủi từ đầu đến chân. Bao nhiêu tiền của đổ ra để uống thuốc cũng đều vô ích, tiền mất tật mang. Không còn trông được người thế gian cứu chữa, Y chạy đến Đức Mẹ Loretta và vẫn tha thiết xin Mẹ cứu chữa rồi sai người bỏ vào hòm tiền khấn nơi bàn thờ Đức Mẹ một trăm đồng vàng.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

Khoa học là gì mẹ ơi?

25 Tháng Tám 20151:12 CH(Xem: 16065)

Mẹ thân mến,

Xem tivi hôm nay, con thấy chiếc tàu vũ trụ do công ty SpaceX phóng lên và nổ tung sau mấy phút. Một trong những đỉnh cao của khoa học thế giới bị 123456vỡ tan tành. Xem đến đây con chợt nhớ về mẹ. “Bà mẹ khoa học” của con. Sở dĩ như vậy bởi mẹ dùng rất nhiều từ khoa học trong việc chăm sóc tổ ấm của mình: ăn khoa học, ngủ khoa học, cả tắm…cũng phải tắm cho thật khoa học. Nhớ đến đây, bỗng nhiên con tự hỏi, vậy khoa học là gì?

Với mẹ, dường như khoa học là những cách thức hay chỉ dẫn mà mẹ được nghe qua tivi hay đọc trong cuốn tạp chí sức khỏe. Hễ cái gì mà mẹ đã ghép từ “khoa học” vào là, cấm cãi! Bởi lẽ, khoa học với mẹ là chân lý, là kết quả mà các chuyên gia đã nghiên cứu và kết luận rồi. Phần mình, chỉ việc đọc và ứng dụng thôi. Vậy mà cũng không biết, dại quá! Hồi đó con cũng hỏi mẹ “có bao giờ khoa học sai lầm không ạ?” Mẹ đáp, “nhà khoa học đã nghiên cứu rồi, sai thế nào được”. Con trả treo, “con thấy các chuyên gia trong phòng thí nghiệm trên tivi đảm bảo rằng, kem đánh răng P/S ngừa sâu răng, sao ngày nào con cũng dùng P/S mà răng vẫn bị sâu?” Mẹ im lặng, không nói. Giờ đây tôi mới biết rằng, các khoa học gia vẫn có thể kết luận sai lầm vì những giới hạn của nhận thức con người và công cụ thực nghiệm. Rõ ràng rằng, với mắt thường, suốt mười mấy thế kỷ con người vẫn cứ nghĩ mọi tinh tú cứ vần xoay quanh mình. Nhưng với chiếc kính viễn vọng cùng thuyết nhật tâm của Copernicus, Galileo đã làm nhiều người ngỡ ngàng: trái đất chẳng phải cái rốn của vũ trụ, nó vẫn phải “quay đều, quay đều” như bao hành tinh khác. Đúng là kiến thức khoa học vẫn có thể sai lầm. Nhưng quan trọng hơn, các nhà khoa học có dám thừa nhận giới hạn của mình để tiếp tục đào sâu và lý giải những vấn đề của thế giới vạn vật hay không. Quả thật, nếu không tiếp tục tiến lên như vậy, khoa học có lẽ chẳng còn là khoa học nữa.

Thế nhưng điều gì làm nhận thức khoa học khác biệt so với nhận thức những ngành khác, những ngành cũng cố gắng tìm hiểu và giải quyết những vấn đề của thế giới, như tôn giáo chẳng hạn? Thưa, tiến trình. Khoa học là một tiến trình khởi đi từ những dự đoán hay giả thuyết qua việc quan sát thực tại. Sau đó những giả thuyết này phải nghiệm được thực nhiều lần để cuối cùng đưa đến một kết luận. Dĩ nhiên các phương pháp kiểm nghiệm này phải được cộng đồng các nhà khoa học thừa nhận. Và rồi, kết luận có thể đúng hoặc sai với giả thuyết ban đầu, nếu đúng thì giả thuyết sẽ thành một lý thuyết chắc chắn. Lý thuyết này thường sẽ được phát biểu một cách cô đọng và ngắn gọn với những công thức toán học. Thế nên trong khoa học, toán học đóng vai trò như ngôn ngữ, vừa để diễn tả vừa để cất lên tiếng nói cuối cùng cho những lý thuyết.

Nói cụ thể hơn, khoa học cũng như trò chơi Alô mà chúng con vẫn chơi ở nhà lúc nhỏ. Từ hai chiếc lon sữa bò được nối với nhau bằng sợi thép dài, chúng con có thể nói chuyện với nhau. Vậy là giả thuyết “âm thanh có thể truyền qua dây kim loại” được hình thành. Giả thuyết đó được kiểm nghiệm nhiều lần với nhiều loại dây kim loại khác nhau. Và cuối cùng, sau khi đã thành công với giả thuyết, chiếc điện thoại đầu tiên ra đời. Chưa dừng ở đó, ông hàng xóm hỏi, ngoài dây kim loại âm thanh còn truyền qua dạng nào nữa không? Thế là chiếc điện thoại di động ra đời với việc tìm ra sóng điện từ. Đó là khoa học và hành trình khám phá kỳ diệu của nó trong xã hội loài người.

Vậy là với một phương thức làm việc chặt chẽ kết hợp giữa toán học và thực nghiệm, khoa học đã làm cho cả mẹ lẫn con nghĩ rằng, khoa học là toàn năng. Hay nói cách khác, với thời gian khoa học sẽ giải đáp mọi vấn đề của thực tại này. Liệu điều này có khả thi không? Càng ngắm nhìn vũ trụ, các nhà khoa học lại càng thấy mình nhỏ bé; càng quan sát nguyên tử, họ lại càng kinh ngạc trước một thế giới vi mô bao la đầy huyền nhiệm. Dường như càng khám phá, khoa học lại càng “thấm” câu nói ngày xưa của Socrates “điều tôi biết là tôi chẳng biết gì cả”. Nhưng nếu vô vọng như vậy, thì điều gì thúc đẩy các nhà khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm và lý giải những điều dường như vượt xa mọi khả năng của giác quan và cả nhận thức con người? Mẹ hãy cùng con suy nghĩ nhé.

Con của mẹ, Paul Linh.

(Bài viết thuộc môn Triết học Khoa học, lớp Triết II)

Tài liệu đã tham khảo:

– Nguyễn Tường Bách, Lưới Trời Ai Dệt – Tiểu luận về Khoa học và Triết học, Phương Nam Book, 2013, tr.63-70.

– Samir Okasha, Philosophy of Science, Oxford University Press, 2002, tr. 1-17.

– Ilkka Niiniluoto, “Scientific Progress”, The Stanford Encyclopedia of Philosophy (Summer 2015 Edition), Edward N. Zalta (ed.), <http://plato.stanford.edu/archives/sum2015/entries/scientific-progress/>. (Truy cập: 06/07/2015).


Nguon : http://dongten.net/noidung/52369

30 Tháng Giêng 20246:15 CH(Xem: 2233)
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
30 Tháng Giêng 20246:02 CH(Xem: 2103)
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
21 Tháng Mười Một 202312:47 CH(Xem: 2616)
Thánh Phaolô nói cách rõ ràng hơn, “Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt, là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí, là sự sống đời đời.” (Gl 6: 8).
21 Tháng Mười Một 202312:43 CH(Xem: 2445)
Lạy Chúa, xin Chúa cho con được luôn nhớ và in sâu vào lòng vào trí con những hình khổ linh hồn phải chịu trong luyện ngục, thì chẳng những con sẽ chịu khó làm mọi việc cho được tránh khỏi lửa cực dữ ấy, mà lại con cũng sẽ làm hết sức cho được giúp đỡ cứu chữa các linh hồn. Ôi ! Giả như con có mở cửa thiên đàng cho linh hồn nơi luyện ngục được vào, thì phúc cho con là dường nào !
21 Tháng Mười Một 202312:39 CH(Xem: 2099)
sao bạn không thử đi đến nơi lò hỏa táng, nhìn ngắm thật kỹ nắm tro tàn, là cái còn lại của một kiếp người, rất có thể đó là người mà bạn mới vừa trò chuyện đầy ngưỡng mộ và say mê vài hôm trước… lúc đó bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều với những áp lực đang đè nặng nơi tâm hồn của bạn chỉ là cái phù hoa.
20 Tháng Mười Một 20239:03 SA(Xem: 2543)
trích lời Thánh Gregoria, ngài đưa ra danh sách những gì ngài gọi là tệ nạn. Có 7 tệ nạn biểu tượng cho toàn thể, tóm tắt tất cả những gì dẫn đến tội. Chúng tập trung và nuôi dưỡng tất cả các hình thức khác của tội và muôn vàn cách sa chước để tội lỗi hoành hành. Chúng là các căn bệnh của tâm hồn. Đó là bảy mối tội đầu.
20 Tháng Mười Một 20238:58 SA(Xem: 2425)
Tội làm chúng ta phân cách Chúa (Is 59:2). Không có mức độ khác nhau của phân cách. Chúng ta hoặc giải hòa với Chúa, hoặc phân cách với Ngài, hoặc là người xa lạ với Ngài (Cl 1:21-22). Chúng ta đừng nhầm lẫn ở đây, không có tội nào được chấp nhận dưới mắt Chúa. Vì thế phải đi xưng tội và phải quay về, khiêm tốn đi trên con đường ngay chính. Bà Rachel-Claire Cockrell, nhà văn và là giáo sư anh văn ghi nhận 6 tội mà tín hữu kitô thường có khuynh hướng phớt đi.
20 Tháng Mười Một 20238:54 SA(Xem: 2272)
“Trong nghề nghiệp của tôi, chẳng hạn như giải phẫu tim, gây mê, chúng tôi có kỹ thuật tân tiến để giúp người ta khỏi chết và sống mạnh khỏe. Tôi nhìn các bịnh nhân của tôi không phải như từng cá nhân nhưng là những con số và số tiền mà tôi thu lượm được qua cơn bịnh của họ.
20 Tháng Mười Một 20238:36 SA(Xem: 2036)
Khi bắt đầu lãnh trách nhiệm điều khiển Giáo Hội, tôi phải quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Thường thì bị dân chúng gây áp lực, cả bằng tiền tài, bằng danh dự nữa.
20 Tháng Mười Một 20238:21 SA(Xem: 2014)
Đừng rời nhà thờ trước khi hết lễ. Đừng bỏ rơi phép lành cuối lễ, linh mục ban cho bạn nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, để bạn đi làm chứng nhân cho Ba Ngôi Thiên Chúa trong thế giới. Hãy ra khỏi nhà thờ với ý tưởng mới, được Chúa gợi hứng, để xây dựng triều đại tình thương của Người.