Một nhà tu hành Đạo Do-thái, một vị Rabi, đã viết một quyển sách với đề tựa là: ‘Khi việc xấu xảy ra cho người tốt’ Cuốn sách này có chủ ý nói rằng con người không thể hiểu được một số điều mà Thượng Đế ra tay hành động. Người ta vẫn tin rằng ở hiền thì lại gặp lành và thắc mắc tại sao có nhiều chuyện bất hạnh có thể xảy ra cho người kể như không làm điều gì nên tội cả? Kể ra thì thắc mắc này rất tự nhiên. Trường hợp thánh nhân tên là Gióp trong Kinh Thánh là một điển hình.
Việc xấu thì không cần phân tích nhiều, vì ai cũng hiểu như thế nào là xấu, nhưng vị tu sĩ này đã không nói rõ căn cứ vào đâu, hay dựa theo tiêu chuẩn nào mà bảo người này là tốt, người kia xấu.
Con người thường so sán
Thi-thiên 14 ghi rằng: ‘Kẻ ngu dại thầm nghĩ rằng: chẳng làm gì có Chúa. Chúng nó đều băng hoại và hành động nhơ bẩn xấu xa. Chẳng có ai làm điều thiện lành. Chúa Hằng Hữu từ trời quan sát con người, để xem thử có ai khôn ngoan tìm kiếm Chúa hay không. Chúng đều bội phản tất cả, cùng nhau phạm tội xấu xa, chẳng một ai làm điều thiện lành, dẫu một người cũng không.’h người này với kẻ khác và đánh giá người theo tiêu chuẩn của con người. Nhưng Kinh Thánh đánh giá theo tiêu chuẩn của Chúa, tiêu chuẩn ấy ghi rõ trong Kinh-thánh như sau:
Chúa là Đấng thánh khiết toàn thiện vì thế khi Ngài phán quyết rằng nhân loại không có một người nào làm điều thiện lành, thì hẳn là như vậy. Nói như vậy nghĩa là tất cả nhân loại đều xấu cả, không có ai đáng gọi là tốt trước mắt Chúa.
Điểm thứ hai mà tôi muốn nói ở đây là, tại sao ta không đặt câu này ngược lại, nghĩa là: Khi việc tốt xảy ra cho người xấu. Ta vẫn nói rằng: Thiên bất dung gian. Nhưng trên thực tế, những người phạm tội và có đời sống xấu xa lại vẫn hưởng được những phúc hạnh như người tốt. Đây cũng là câu hỏi nhiều người đặt ra, nhưng không nói ra, vì một phát biểu như thế sẽ gặp phản ứng không thuận lợi.
Mặt khác, trước mắt Chúa mọi người đều xấu cả rồi thì việc tốt hay việc xấu xảy ra cho ai là điều chỉ có Chúa biết mà thôi.
Điểm thứ ba tôi muốn nói đến nhân cuốn sách của vị tu sĩ Do-thái kia, là ta cần ý thức được rõ Chúa là ai? Chúa là Đấng chủ tể vũ trụ vạn vật, Ngài có toàn quyền hành động, và con người không có tư cách nào để cật vấn Chúa cả.
Điểm thứ tư là Chúa cư xử với loài người trong tình thương cao cả. Nếu Chúa không thương thì toàn thể nhân loại đã bị tiêu diệt lâu rồi. Ân huệ của Chúa là điều con người nhận lãnh với lòng biết ơn, vì con người chỉ đáng bị tiêu diệt.
Khi việc tốt xảy ra cho người xấu là để cho người ấy bình tâm suy xét và thấy rằng, Chúa rất khôn ngoan, nhưng cũng rất khó hiểu, vì việc tốt xảy ra cho người xấu gần như quá thông thường.
Ta không phải thắc mắc về việc Chúa làm và luôn luôn tin rằng Chúa bao giờ cũng sáng suốt và công minh.