ANH GIÁO (Anglican Church)
1. Lịch sử: Anh giáo có từ năm 1534. Nói tới Anh giáo là phải nói tới vua Henri 8.
Vua Henri 8 (sinh 1509- tử 1547) cai trị Nước Anh (England) vào thế kỉ 16. Khi mới lên ngôi vua, ông tỏ ra rất trung thành với Giáo hội Công giáo, . Ông đã ngăn cấm làn sóng Tin lành Luther từ nước Đức không cho tràn vào nước Anh, nên Đức Thánh cha Lêô 10 đã tặng ông tước hiệu "người Bảo vệ đức tin". Nhưng khốn thay, chỉ vì vấn đề "vợ con" mà ông đã chống lại Đức Thánh cha, bỏ Giáo hội, lập ra Anh giáo, gây đổ máu cho biết bao người. Cho tới ngày nay, tuy Anh giáo có nhiều quan điểm gần với Công giáo, nhưng cũng chưa sao hợp nhất với nhau được.
Đầu tiên, Vua kết hôn với bà Catherine Aragon, bà này là vợ của ông Arthur, là anh ruột Henri, đã qua đời. Hôn phối này được phép chuẩn vì vướng họ kết bạn. Rất tiếc, bà Catherine Aragon sinh được 5 con, nhưng chỉ có một người con gái còn sống (công Chúa Mary Tudor). Bà không sinh thêm được nữa. Vua Henri lo ngại không có người nối ngôi. Do đó, ông quay ra chiều chuộng nàng Anna Boleyn (người hầu của vợ mình). Nịnh bợ, các quan xúi vua bỏ vợ để cưới Anna Boleyn.
Vì hôn phối với bà Catherine Aragon đã thành, nên Tòa thánh không thể tháo gỡ để vua lấy bà Boleyn. Tức mình, ông viết thư đe dọa đức Thánh cha và ông chuẩn bị hành động. Tháng 1 năm 1531 đức Thánh cha trả lời cấm Henry tái giá trước khi có quyết định của Tòa thánh. Nhưng lúc ấy vua đã nhất định li dị bà vợ Catherine Aragon, đồng thời ly khai với Giáo hội Công giáo Rôma.
Khi biết Boleyn đã có thai, và các nhà chiêm tinh nói là con trai, ngày 25-1-1533 Henry đã bí mật cưới Boleyn làm vợ. Sau đó ông tuyên bố thành lập một Giáo hội tự trị cho nước Anh do ông làm đầu, cắt đút mọi liên lạc với Rôma. Toàn dân phải theo ông, ai còn trung thành với Rôma là phản quốc, sẽ bị xử tử.
Tưởng mọi sự tốt đẹp như ý vua, nhưng hôn nhân Henry-Boleyn cũng chẳng được bền lâu. Chỉ 3 năm sau, (1536) Boleyn bị Henry đưa lên máy chém vì tội theo phe đảng phản vua và tội gian dâm với quan cận thần. Sau đó, trong 11 năm, Henry cưới thêm 4 vợ nữa trước khi băng hà ngày 27-1-1547.
Số nạn nhân bị giết trong cuộc ly giáo gồm có: 2 hồng y, 18 giám mục, 13 bề trên dòng tu, 575 linh mục, 50 tiến sĩ, 12 nghị sĩ, 20 hiệp sĩ, 335 người quí tộc, 124 người trưởng giả, và 110 bà quí phái. Trong số những người bị giết này có 2 vị nổi tiếng được Giáo hội Công giáo phong thánh là thánh Thomas More và thánh John Fisher.
Henry chết để lại 3 người con: Mary Tudor (con bà vợ cả Catherine Aragon), Elisabeth (con của Anne Boleyn) và Edward ( con của vợ thứ ba).
Mary Tudor khi lên cầm quyền đã cố gắng đưa Anh giáo về hiệp nhất với Rôma nhưng không xong. Khi Mary Tudor mất, Elisabeth lên thay (1558-1603) bà lại đưa nước Anh trở lại với Anh giáo cho tới ngày nay.
Ngoài vấn đề hợp nhất với Rôma, Anh giáo còn nhiều điều giống bên Công giáo.
Ngày nay, từ Giáo hội Anh giáo đã có một số tín đồ trở về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo Rôma.
(Tham khảo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, phần IV: Phong trào Cải cách, Catholic Almanac 2004).
2. Số tín đồ: không nắm chắc.
3. Giáo hội Công giáo với Anh giáo:
"Đối với các tôn giáo mang danh Kitô, Giáo hội Công giáo chủ trương "Tái lập sự hiệp nhất giữa toàn thể các Kitô hữu theo ước nguyện của Chúa Kitô: " Xin cho chúng nên một như Cha Con Ta là Một".
Giáo hội khuyến khích mọi người phải lưu tâm đến sự hiệp nhất, hoán cải tâm hồn, hiệp nhất trong lời cầu nguyện, tìm hiểu nhau, cộng tác với anh em ly khai" (Sắc lệnh về Hiệp nhất).
1. Lịch sử: Anh giáo có từ năm 1534. Nói tới Anh giáo là phải nói tới vua Henri 8.
Vua Henri 8 (sinh 1509- tử 1547) cai trị Nước Anh (England) vào thế kỉ 16. Khi mới lên ngôi vua, ông tỏ ra rất trung thành với Giáo hội Công giáo, . Ông đã ngăn cấm làn sóng Tin lành Luther từ nước Đức không cho tràn vào nước Anh, nên Đức Thánh cha Lêô 10 đã tặng ông tước hiệu "người Bảo vệ đức tin". Nhưng khốn thay, chỉ vì vấn đề "vợ con" mà ông đã chống lại Đức Thánh cha, bỏ Giáo hội, lập ra Anh giáo, gây đổ máu cho biết bao người. Cho tới ngày nay, tuy Anh giáo có nhiều quan điểm gần với Công giáo, nhưng cũng chưa sao hợp nhất với nhau được.
Đầu tiên, Vua kết hôn với bà Catherine Aragon, bà này là vợ của ông Arthur, là anh ruột Henri, đã qua đời. Hôn phối này được phép chuẩn vì vướng họ kết bạn. Rất tiếc, bà Catherine Aragon sinh được 5 con, nhưng chỉ có một người con gái còn sống (công Chúa Mary Tudor). Bà không sinh thêm được nữa. Vua Henri lo ngại không có người nối ngôi. Do đó, ông quay ra chiều chuộng nàng Anna Boleyn (người hầu của vợ mình). Nịnh bợ, các quan xúi vua bỏ vợ để cưới Anna Boleyn.
Vì hôn phối với bà Catherine Aragon đã thành, nên Tòa thánh không thể tháo gỡ để vua lấy bà Boleyn. Tức mình, ông viết thư đe dọa đức Thánh cha và ông chuẩn bị hành động. Tháng 1 năm 1531 đức Thánh cha trả lời cấm Henry tái giá trước khi có quyết định của Tòa thánh. Nhưng lúc ấy vua đã nhất định li dị bà vợ Catherine Aragon, đồng thời ly khai với Giáo hội Công giáo Rôma.
Khi biết Boleyn đã có thai, và các nhà chiêm tinh nói là con trai, ngày 25-1-1533 Henry đã bí mật cưới Boleyn làm vợ. Sau đó ông tuyên bố thành lập một Giáo hội tự trị cho nước Anh do ông làm đầu, cắt đút mọi liên lạc với Rôma. Toàn dân phải theo ông, ai còn trung thành với Rôma là phản quốc, sẽ bị xử tử.
Tưởng mọi sự tốt đẹp như ý vua, nhưng hôn nhân Henry-Boleyn cũng chẳng được bền lâu. Chỉ 3 năm sau, (1536) Boleyn bị Henry đưa lên máy chém vì tội theo phe đảng phản vua và tội gian dâm với quan cận thần. Sau đó, trong 11 năm, Henry cưới thêm 4 vợ nữa trước khi băng hà ngày 27-1-1547.
Số nạn nhân bị giết trong cuộc ly giáo gồm có: 2 hồng y, 18 giám mục, 13 bề trên dòng tu, 575 linh mục, 50 tiến sĩ, 12 nghị sĩ, 20 hiệp sĩ, 335 người quí tộc, 124 người trưởng giả, và 110 bà quí phái. Trong số những người bị giết này có 2 vị nổi tiếng được Giáo hội Công giáo phong thánh là thánh Thomas More và thánh John Fisher.
Henry chết để lại 3 người con: Mary Tudor (con bà vợ cả Catherine Aragon), Elisabeth (con của Anne Boleyn) và Edward ( con của vợ thứ ba).
Mary Tudor khi lên cầm quyền đã cố gắng đưa Anh giáo về hiệp nhất với Rôma nhưng không xong. Khi Mary Tudor mất, Elisabeth lên thay (1558-1603) bà lại đưa nước Anh trở lại với Anh giáo cho tới ngày nay.
Ngoài vấn đề hợp nhất với Rôma, Anh giáo còn nhiều điều giống bên Công giáo.
Ngày nay, từ Giáo hội Anh giáo đã có một số tín đồ trở về hiệp nhất với Giáo hội Công giáo Rôma.
(Tham khảo: Lm Bùi Đức Sinh OP, Lịch sử Giáo hội Công giáo, Chân lý xb, Sài gòn, 1972 trang 12-18); và web site Nguoitinhuu.com Lịch sử Giáo hội Công giáo, phần IV: Phong trào Cải cách, Catholic Almanac 2004).
2. Số tín đồ: không nắm chắc.
3. Giáo hội Công giáo với Anh giáo:
"Đối với các tôn giáo mang danh Kitô, Giáo hội Công giáo chủ trương "Tái lập sự hiệp nhất giữa toàn thể các Kitô hữu theo ước nguyện của Chúa Kitô: " Xin cho chúng nên một như Cha Con Ta là Một".
Giáo hội khuyến khích mọi người phải lưu tâm đến sự hiệp nhất, hoán cải tâm hồn, hiệp nhất trong lời cầu nguyện, tìm hiểu nhau, cộng tác với anh em ly khai" (Sắc lệnh về Hiệp nhất).