
(một người trẻ)
Đáp:
- Trước hết nói về tĩnh từ Bất khả ngộ" (còn gọi là Vô ngộ (Infallibility) nghĩa là không thể sai lầm), Đức Giáo hoàng Rôma được ơn "Bất khả ngộ".
Thời nay, nhiều người không Công giáo cũng như có ít người Công giáo khó chịu và chống đối tín điều này. Nghe tới "ĐGH vô ngộ là người ta nổi cơn chống đối.
Người ta nhìn vào con người tự nhiên ĐGH và nặng ảnh hưởng của báo chí thế tục, chứ không nhìn vào quyền bính đức tin "đại diện Chúa Kitô".
Theo lịch sử, tín điều Bất khả ngộ này phát xuất từ thời ĐGH Piô thứ 9 trong Công đồng Vatican I (từ 8-12-1869…) tuyên bố một số điều trong đó có điều phải tin là "ĐGH có quyền Vô ngộ".
a/ Tín điều vô ngộ bắt nguồn từ chính Chúa Giêsu:
Giáo lý Công giáo dạy như sau:
# 869: Giáo Hội là tông truyền: Giáo Hội được xây trên những nền móng vững bền là "mười hai tông đồ của Chiên Con" (Kh 21,14). Giáo Hội không thể nào bị phá huỷ( xem Mt 16,18). Giáo Hội được giữ đứng vững trong chân lý một cách bất khả ngộ: Chúa Kitô cai quản Giáo Hội nhờ Phêrô và các tông đồ khác, các ngài vẫn hiện diện nơi các người kế vị mình là Đức Giáo hoàng và tập đoàn các Giám mục".
b/ Đức Giáo hoàng Roma kế nghiệp các Tông đồ, coi Giáo hội của Chúa, được ơn vô ngộ:
#891 "Đức Giáo chủ Rôma, thủ lãnh của Giám mục đoàn, được hưởng ơn bất khả ngộ này nhân danh nhiệm vụ của ngài khi, với tư cách là chủ chăn và thày dạy tối cao của tất cả các tín hữu, và có trách nhiệm củng cố đức tin của anh chị em mình.
c/ Khi ĐGH long trọng tuyên bố những vấn đề thuộc đức tin và luân lý:
" Khi ngài công bố một điểm giáo lý liên quan đến đức tin và phong hoá (luân lý, đạo đức), bằng một hành vi chung cuộc (...). "vì đã được Thiên Chúa mạc khải"( DV 10) và vì là giáo huấn của Chúa Kitô, "thì người ta phải tin theo các điều đã được ấn định đó với niềm vâng phục của đức tin"( LG 25). (# 891).
(Thật ra những tín điều ĐGH tuyên phán long trọng từ ngai Tòa Phêrô cũng không có nhiều, bao nhiêu năm mới có một lần (chắng hạn: Tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội…), còn lại hầu hết là Giáo huấn thường quyền như chữ d/ dưới đây:
d/ Khi ĐGH đưa ra những vấn đề giáo huấn thường quyền, người giáo dân cũng cần tuân giữ theo lương tâm:
#892 "Đối với việc giảng dạy thường lệ này, các tín hữu "phải có sự ưng thuận tôn giáo của tâm trí họ"( LG 25), tuy có khác sự ưng thuận của đức tin trên c/, nhưng cũng là sự nối dài của sự ưng thuận đức tin.
Kết:
Người Công giáo tốt lành nhìn nhận Giáo hội Công giáo là Giáo hội của Chúa Giêsu đã thiết lập, và Ngài đã hứa ở cùng Giáo hội cho đến tận thế (Mt 28,20), thì những gì liên quan đến đức tin và luân lí được ĐTC tuyên bố thay mặt Chúa , họ dễ đón nhận, chẳng hạn tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm, Đức Mẹ linh hồn và xác Lên trời…
Còn những vấn đề khác như "mặt trời đứng, trái đất chạy quanh mặt trời" mà ông bác học Galilêo tuyên bố xưa, bị Giáo hội thời đó cải chính và không chấp nhận, ra hình phạt…, vì Giáo hội thời đó coi trọng điều Kinh thánh dạy "mặt trời mọc, mặt trời lặn, mặt trời đứng lại… mà chưa hề nghe thuyết mới của khoa học. Thực ra, Kinh thánh không dạy về khoa học, mà chỉ dạy những chân lí để con người được cứu rỗi mà thôi (Hiến chế Mạc khải).
Không nên quá để ý về khoa học mà chấp lỗi Giáo hội quá đáng, không khoan nhượng.
Những vấn đề khác, tuy rất hữu ích như "linh mục độc thân, linh mục lạm dụng tính dục, không ngừa thai trái tự nhiên (dùng bao cao xu, thuốc ngừa…), không li dị, …cũng bị báo chí đời khai thác triệt để và chống đối.
Thực ra, những vấn đề đó, nếu theo đúng giáo huấn của Giáo hội sẽ đạt được rất nhiều lợi ích cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Lm. Đoàn Quang, CMC.
http://tailieuThanhMau.net