Nhiều lần chúng ta đã nghe những lời chỉ trích từ các Giáo phái ngoài Công giáo, họ coi thường kinh Mân Côi. Ấy vậy mà còn có một số linh mục và giáo dân cũng hay chỉ trích, đánh giá thấp kinh Mân Côi. Không ít vài lần trong khi dự lễ Misa, bản thân tôi được nghe các linh mục Công giáo coi thường những người yêu thích đọc kinh này, còn khuyên bảo giáo dân giảm bớt lần hạt Mân Côi hoặc thay thế bằng việc đọc Kinh Thánh hàng ngày. Thậm chí tôi cũng không biết được bao nhiêu người Công giáo chơn chất đã thờ ơ với việc Lần Hạt Mân Côi.
Nỗ lực của bài viết này nhằm giải đáp một số ý kiến phản luận thông thường nhất đối với Kinh Mân Côi được yêu thích này. Xin Đức Mẹ phù trợ, mong lời giải luận khiêm tốn này có thể giúp chúng ta thêm sốt mến và thấu hiểu Lời Kinh của Mẹ ngày càng nhiều hơn nữa, và thúc dục chúng ta bảo vệ sự sùng kính đẹp nhất chống lại những cuộc tấn công của những người khinh thường Kinh Mân Côi.
Trên góc độ đơn thuần về mặt tâm lý, việc liên tục lặp lại kinh Kính Mừng tạo cho chúng ta một trạng thái thư giãn, giải phóng khỏi tâm trí những muộn phiền của cuộc đời để chúng ta có thể suy niệm những mầu nhiệm. Thuật ngữ tâm lý học gọi đây là tình trạng “alpha”, một tình trạng tâm trí giữa giấc ngủ sâu gọi là “delta” và một tình trạng hoàn toàn tỉnh táo. Phương pháp lập đi lặp lại phổ biến ở các tôn giáo khác và được áp dụng rộng rãi tương tự như vậy trong ngành tâm lý học. Có vẻ như Thiên Chúa, ngài biết rất rõ bản chất con người chúng ta nên đã thiết kế chuỗi Mân Côi theo cách thức sao để giúp chúng ta thư giãn đầu óc, khiến con người có thể cầu nguyện và suy niệm.
Bản chất suy niệm và "thư giãn” của kinh Mân Côi cũng như những kinh khác nói chung có thể là lý do vì sao các bác sĩ và các nhà khoa học trên thế giới đã tuyên bố "mầu nhiệm sự cầu nguyện” có khả năng chữa bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lời cầu nguyện có sức mạnh để chữa bệnh, ngay cả về phương diện thuần túy khoa học và tâm lý. Bệnh nhân nào có thói quen cầu nguyện đã chứng minh cơ hội chữa lành bệnh cao hơn so với những người không cầu nguyện thường xuyên.
Xét về mặt tôn giáo và tâm linh, việc lặp lại liên tục của kinh Kính Mừng là một biểu hiện lòng yêu mến đối với Đức Mẹ. Khi một người đang yêu, “chàng hay nàng” không thể không liên tục lặp lại tình yêu rực cháy của nhau, cho nhau bằng lời “I love you”. Kinh Kính Mừng là một đóa hoa chúng ta dâng lên Đức Mẹ, Người Mẹ yêu quý – Những đóa hoa thể hiện tình yêu và tình cảm của chúng ta dành cho Mẹ. Có một lần một nhà thần bí tận mắt nhìn thấy những đóa hoa hồng đỏ đang bay chầm chậm lên không trung hướng về Đức Mẹ. Nhà thần bí này thấy mỗi một kinh Kính Mừng do một tín hữu sùng đạo đọc đã chuyển hóa thành những đóa hoa hồng tươi đẹp, Đức Mẹ thu nhặt từng đóa hoa, sau đó Đức Mẹ dâng những đóa hoa hồng đó lên Thiên Chúa.
Không có hấp dẫn cảm xúc?
Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện suy niệm, chứ không mang ý nghĩa đưa chúng ta đến trạng thái xuất thần, như trong trường hợp các nhóm ca nguyện với phong thái tôn kính đầy sống động. Tuy nhiên, những gì làm được là mang lại cho chúng ta sự tĩnh lặng suy niệm thanh thoátPhần cốt lõi của lời cầu nguyện này là suy niệm các mầu nhiệm. Khi lần hạt Mân Côi, chúng ta cần phải suy niệm về các mầu nhiệm. Việc suy niệm này có thể có nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta cố tập trung tưởng tượng và hồi nhớ các mầu nhiệm. Chẳng hạn khi suy niệm mầu nhiệm thứ ba mùa Vui, chúng ta cố tưởng tượng việc Chúa Giáng sinh xảy ra như thế nào: máng lừa trông giống cái gì, sắc diện Đức Mẹ ra sao và sự giúp đỡ tận tình của Thánh Giuse.
Cách khác nữa là tập trung vào một mục đích cụ thể. Ví dụ như trong mầu nhiệm thứ nhất mùa Mừng, chúng ta có thể xin ơn trông cậy. Theo cùng cách thức Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, Chúng ta cũng hy vọng Thiên Chúa giúp sức chúng ta vượt qua vấn đề cụ thể chúng ta đang cầu nguyện.
Cách khác nữa để suy niệm đơn giản là cứ nghĩ Chúa Giêsu và Đức Mẹ đang hiện diện. Chúng ta có thể nhắm mắt khi đọc kinh Kính Mừng mấp máy từ đôi môi, chúng ta tưởng tượng mình là trẻ con đang ngồi vào lòng của Chúa Giêsu. Chúng ta tưởng tượng Ngài đang nói chuyện với chúng ta, an ủi dỗ dành, lắng nghe chúng ta tâm sự
Các thánh và các nhà thần bí lớn thường suy niệm sâu lắng để có thể đạt đến trạng thái ngất ngây tột cùng hạnh phúc. Trong suy niệm, chúng ta có thể không đạt đến trạng thái đỉnh cao như các thánh, nhưng có lẽ nếu chúng ta học được cách thư giãn tâm trí, tiêu trừ những buồn phiền của đời thường và có thể suy niệm mỗi khi lần hạt Mân Côi – bó hoa hồng tươi thắm Kính Mừng đẹp biết bao khi Đức Mẹ dâng lên Thiên Chúa mỗi khi chúng ta lần hạt Mân Côi !
Nhấn mạnh quá nhiều về Đức Mẹ
?
Điều cần ghi nhớ Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện suy niệm. Trong khi lặp đi lặp lại kinh Kính Mừng, chúng ta đã tiến đến phần quan trọng hơn – trong đó các mầu nhiệm chúng ta suy niệm cũng giống như Mẹ Maria dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu.
Cầu nguyện riêng tốt hơn?
Bằng lời cầu nguyện cá nhân chẳng có gì sai. Thực ra, cầu nguyện cá nhân rất quan trọng, tạo thói quen hằng ngày thường trò chuyện với Chúa Giêsu như thể đang tâm tình với một người bạn. Thế nhưng, lời cầu nguyện cá nhân và lời nguyện chung nên hòa hợp vì có những công trạng đặc biệt dành cho những người cầu nguyện chung đặc biệt là kinh Mân Côi. Chúng ta nên nhớ răng, trong Kinh Thánh các môn đệ xin Chúa Giêsu dạy họ cầu nguyện, Chúa đã dạy họ Kinh Lạy Cha, một lời kinh thiết định được lặp lại sáu lần trong kinh Mân Côi.
Khi chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ, lời cầu nguyện tốt lành là ở chỗ này. Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện của Đức Mẹ Maria, từ trời ban xuống và dạy cho chúng ta. Tại Fatima, trong cuộc hiện ra với Lucia, Đức Maria đã ở lại với Lucia trọn thời gian khi Lucia lần hạt Mân Côi. Đó là Đức Mẹ kết hợp lời cầu nguyện của Người với chúng ta.
Thánh Lễ là tốt hơn?
"Tôi đã đi tham dự thánh lễ 3-4 lần một tuần tôi không còn cần lần hạt Mân Côi nữa."
Sự phản đối này đã được đáp trả bởi chính Đức Giáo Hoàng Phaolô II viết: “trong
Tông
Thư của mình, Rosarium Virginis Mariae. Để trích dẫn: “ Đời sống tâm linh không chỉ hạn chế trong việc tham dự phụng vụ.
Các Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện chung cũng vẫn phải cầu nguyện riêng với Chúa Cha nơi thầm kính (xem Mt 6:6). Quả thật, theo Giáo huấn Tông Đồ, chúng ta phải cầu nguyện liên lỉ (Tx 5:7). Theo cách thức đặc biệt của kinh Mân Côi kết hợp Suy Niệm và Khẩu nguyện “liên tục”.
Trong việc thờ phượng và cầu nguyện, Thánh Lễ là nghi thức cao nhất và thực sự không có gì vượt quá giá trị hơn việc tham dự Thánh Lễ hằng ngày. Tuy nhiên, ngay khi dự lễ hằng ngày cũng chỉ tương đương một giờ cầu nguyện và thờ phượng, mới chiếm khoảng 6% tổng số giờ tĩnh thức của chúng ta. Thế còn 94% còn lại ?. Một số người nói rằng có thể đó là lý do tại sao có nhiều linh mục sa ngã vì họ đã quên cầu nguyện. Đời sống cầu nguyện của "linh mục sa ngã" có thể do đã dâng Thánh Lễ hằng ngày quá nhanh, vội vã để rồi sau đó “quên” Chúa cả ngày.
Nếu các linh mục không chỉ tham dự mà còn mang tính chất chủ trì dâng lễ hằng ngày mà bị sa ngã, vậy còn chúng ta những giáo dân bình thường, với lịch trình bận rộn chỉ có thể tham dự Thánh Lễ một hoặc hai lần một tuần thì sao ?
Nét đẹp của việc lần hạt Mân Côi là có thể đọc xong trong 15 phút. Chúng ta có thể lần chuỗi trong ô-tô, xe lửa, trên đường đến sở làm hay về nhà. Xâu chuỗi Mân Côi có sẵn trong hầu hết các hiệu sách lớn để chúng ta có thể cầu nguyện ngay trong khi lái xe, trong giờ nghỉ ăn trưa. Ở trường, chúng ta có thể thiết lập các nhóm 10, một nhóm 10 có thể được cầu nguyện trước lớp học đầu tiên, nhóm khác trước lớp thứ nhì, một nhóm thứ ba trước giờ ăn trưa, nhóm thứ tư và thứ năm vào buổi chiều. Kinh Mân Côi giúp chúng ta "cầu nguyện không ngừng" một cách hoàn hảo và giúp chúng ta kết hợp với Chúa Trời cả ngày.
Quá bận rộn?
Đọc kinh Mân Côi chỉ mất 15 phút. Đây là khoảng thời gian tương đương với thời gian chúng ta đọc điểm tin thể thao hay xấp xỉ tổng thời gian xem quảng cáo truyền hình thương mại, các màn trình diễn trên TV. Nếu chúng ta có thời gian đọc báo, xem TV, nhâm nhi một tách cà phê vào buổi sáng, hoặc chỉ cần nằm xuống mà chẳng làm gì, có thể nào chúng ta không đào đâu ra 15 phút để đọc Kinh Mân Côi ?. Thực ra vấn đề là chúng ta muốn hay không muốn mà thôi !.
Trong một gia đình có truyền thống sùng kính lần hạt kinh Mân Côi mỗi ngày, đa phần cha hay mẹ đã thắm nhuần, vững đức tin sẽ tạo thành thói quen cho mọi thành viên trong gia đình đọc chung kinh trong giờ đã ấn định.Sử dụng thời gian đọc Kinh Thánh là tốt hơn?
Có ý nghĩ cho rằng: "Tôi thích đọc Kinh Thánh hàng ngày thay vì lần hạt Mân Côi."
Kinh Thánh không có nghĩa là đọc riêng lẻ, tùy tiện giải thích theo ý riêng mình. Việc "chú giải Thánh Kinh" phải được thực hiện trong bối cảnh giải thích chính thức của Giáo Hội. Chúng ta không thể đọc một đoạn Kinh Thánh rồi giải thích theo cách chúng ta muốn. Hãy tưởng tượng xem nếu mỗi ngày, các mạch văn trong Kinh Thánh về mối quan hệ bất chính của Vua David với Bathsheba, Cain và Abel, hoặc Lời Chúa Giêsu nói với Phêrô: "Hởi Satan, hãy cút khỏi ta". Các mạch văn này nếu hiểu theo nghĩa đen, hoặc ngoài bối cảnh, sẽ khiến người ta nhầm lẫn. Vì thế, Kinh Thánh phải được giải thích theo các giáo huấn của Giáo Hội.
Tuy nói thế, không có nghĩa là chúng ta không cần nghiên cứu Kinh Thánh. Nhưng đọc Kinh Thánh cá nhân, riêng tư có thể gặp khó khăn nhất là người mới bắt đầu. Có nhiều cách khác để chúng ta đọc Kinh Thánh và hiểu sự giải thích đúng nghĩa của nó, ví dụ, thông qua các lớp học Kinh Thánh Giáo Hội chấp thuận hoặc nghe linh mục giảng trong Thánh Lễ. Tuy nhiên, đọc Kinh Thánh hàng ngày không có nghĩa là dừng lại hoặc sao lãng không lần hạt Mân Côi. Kinh Thánh và kinh Mân Côi không đối lập nhau, còn bổ sung hòa quyện nhau. Kinh Thánh làm nâng cao tâm trí còn kinh Mân Côi nâng cao linh hôn. Cả Kinh Thánh và kinh Mân Côi tập trung vào một điều : Cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu.
Tự đọc Kinh Thánh có thể giúp chúng ta thăng tiến tâm linh nhưng không có sự hướng dẫn của cầu nguyện, chúng ta sẽ không thể hiểu thấu đáo ý nghĩa thật sự. Chúng ta cần cầu nguyện, đặc biệt là lời cầu nguyện tập trung xoáy vào Chúa Kitô giống như kinh Mân Côi để đón nhận các ơn ích mà chúng ta cần thực sự hiểu rõ niềm tin của chúng ta thông qua Kinh Thánh.
Translated by Huỳnh Điệp - 16 Oct 2012
(Fx Ng. Văn Luận - HĐ) Hội viên Hội Mân Côi
Source English