Hội nhập
Ghi danh
5:31 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024
BÀI MỚI NHẤT
Còn theo Đức Phanxicô: “Kinh Mân Côi là kinh đi theo tôi suốt đời. Đó là kinh của những người đơn sơ và của các thánh.” Trong phần kết luận, linh mục Amorth nhấn mạnh đến vai trò trọng tâm của Mẹ Maria trong cuộc chiến chống sự dữ. Một cuộc chiến mà cá nhân ngài, trong tư cách là người trừ quỷ ngài đã chạm trán, đối với ngài, đây là cuộc chiến thách đố lớn nhất của thời buổi này.
Và rồi đêm nào cũng thế.. cho đến một lần kia anh tìm được cây thập giá vừa ý nhất, nhẹ nhàng và êm ái nhất, vác về nhà. Nhưng ôi khi nhìn kỹ lại thì ra đó chính là cây thập giá đầu tiên mà Chúa đã trao cho anh ngày nào !
Con xin kính chào quý Tuyên Uý, quý anh chị trong Ban Chấp Hành Tổng Hội Mân Côi. Con mới bổ nhiệm chị Lucia Trần thị Hội làm Hội trưởng MC tại Tp Portland.
KHÁCH THĂM VIẾNG
100,000

CHÚNG TA CÓ THẬT SỰ BIẾT LẮNG NGHE NGƯỜI KHÁC KHÔNG?

09 Tháng Giêng 20205:21 CH(Xem: 6537)

 

Ai trong chúng ta chưa bao giờ nghe bạn bè, người thân than phiền mình: “Bạn không nghe tôi gì hết!” chưa? Biết lắng nghe là một nghệ thuật khó khăn, nhưng không phải là không làm được!

Lang nghe

Chúng ta tất cả đều nhớ về một kinh nghiệm “mình đã thất bại.” Rõ ràng là mình đang ở trước mặt người đối diện, nhưng đầu óc mình để chỗ khác, lo nghĩ chuyện khác. Có phải đó là một ngày làm việc khó khăn, khi về nhà mình không để công việc ở sở qua một bên không? Có phải vì các con mãi chơi không nghe cha mẹ dặn dò không? Các hành vi đôi khi có tính cách khiêu khích này làm chúng ta không lắng nghe người thân. 

Vì sao chúng ta không biết lắng nghe người khác?

Đôi khi chúng ta mãi theo suy nghĩ của mình để rồi ngưng ngang câu người đối diện vừa bắt đầu nói, nhất là khi chúng ta đã biết: đôi khi đúng, nhưng cũng có khi sai! Chúng ta có bỏ thì giờ ra để nghe cho xong câu nói trước khi trả lời không? Chúng ta có tôn trọng sự chậm chạp diễn tả, đôi khi rất tỉ mỉ của người đối diện, nhất là khi chúng ta được trời phú cho đầu óc nhanh nhẹn không? Đôi khi sự lắng nghe của chúng ta bị giai đoạn vì người kia nhắc đến một kỷ niệm mà chỉ nghe một chữ thôi cũng đủ làm chúng ta nhớ lại các kỷ niệm khác. Khi đó chúng ta đi vào câu chuyện cá nhân của mình: “Cũng như tôi…!” và chúng ta độc quyền kể!

Đôi khi chúng ta xúc động mạnh khi nghe kể về một hoàn cảnh. Chúng ta để mình bị xâm chiếm bởi các cảm xúc giận dữ, sợ hãi, phẫn nộ mà chúng ta thường không biết nguồn gốc, nó đến làm xáo trộn, thậm chí làm ngừng mọi khả năng lắng nghe, và có nguy cơ tạo các phản ứng không phù với hoàn cảnh thực tế lúc đó.

Lắng nghe có những đòi hỏi của nó

Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải ngừng sinh hoạt của mình. Các bạn có thấy biết bao nhiêu lần trẻ con đặt các câu hỏi tế nhị đúng lúc chúng ta bận nhất không? Nếu chúng ta không thể ngừng lại, thì chúng ta phải nhớ để sau đó trả lời cho các con. Lắng nghe đòi hỏi phải biết im và phải có một sự im lặng nội tâm. Nếu các mối bận tâm chiếm hết đầu óc thì chúng ta không còn khả năng tiếp thu được.

Lắng nghe là cởi mở. Nếu chúng ta vẫn bám vào cái nhìn của mình, các xác quyết, các vững tin của mình thì chúng ta đặt rào cản để không tiếp nhận câu chuyện của người khác. Lắng nghe đòi hỏi một tấm lòng nhân hậu nội tâm. Thái độ này sẽ dễ dàng nếu chúng ta có được một bầu khí thanh thản, và nó sẽ khó hơn khi có quá nhiều căng thẳng.

Vợ chồng và gia đình là nơi đào tạo tuyệt vời cho khả năng lắng nghe này. Khả năng lắng nghe sẽ tùy thuộc vào bình an nội tâm của chúng ta và cũng tùy thuộc vào khả năng có một độ lùi của chính bản thân. Nó đòi hỏi một sự hiểu biết về bản thân, điều này có được từ từ nhờ chúng ta ý thức được “các thất bại” trong lãnh vực này của mình. 

Lắng nghe, một đức tính kitô giáo

Chính Chúa Giêsu cũng rất coi trọng việc lắng nghe khi Ngài nói: “Vậy hãy để ý tới cách thức anh em nghe” (Lc 8, 18). Lắng nghe người khác là nhận một món quà mà chỉ có người đó mới có thể tặng. Có phải anh em chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần đó không? Chúng ta có đặt tâm hồn mình sẵn sàng để đón nhận họ không? Tiến bước trên con đường này là mở lòng ra với mọi người đến với chúng ta, có phải đó là học để lắng nghe Chúa và để Ngài biến đổi chúng ta đó không?

Và nếu trong lời cầu nguyện của chúng ta, khi chúng ta cần nói lên lòng biết ơn, các lo âu, các lời cầu xin thì chúng ta phải học thinh lặng, lắng đọng các tưởng tượng của mình để trở thành người biết lắng nghe, khi đó chúng ta mới có thể nghe Chúa Thánh Thần muốn nói gì với mình. Chúng ta mới tiếp nhận Lời Chúa như hạt giống rơi vào mãnh đất màu mỡ và mang hoa trái.

Bằng cách thực tập các bài tập nhỏ này mỗi ngày giữa người thân trong gia đình, giữa bạn bè, và khi có được sự tiếp nhận nội tâm thì chúng ta sẽ tiến bộ dần dần. Lúc đó tâm hồn chúng ta sẽ dịu dàng khi nói với Chúa như người thanh niên trẻ Samuen đã nói: “Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe.” (1Sm 3, 9).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (Rolande Faure, phanxico.net)

1. Bớt thời lượng đọc sách báo, xem ti vi, để tăng thêm thời gian mà tiêu hóa chúng. 2. Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và những người có tư tưởng tiêu cực. 3. Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ. Học cách quên lãng và biết tha thứ. 4. Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta ít tự trọng, lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác, và không biết thưởng thức các thực tại cuộc sống.
Cảm nghiệm về sự ra đi đột ngột của một người bạn. Thời gian còn trai trẻ, mỗi khi đọc hay nghe ai đọc câu “Hạnh phúc người để luôn giờ chết trước mắt và ngày ngày dọn mình sẵn luôn” (Imt 23:15) tôi đều thấy khó hiểu và cho rằng câu nói chẳng có nghĩa lý gì! Con người ta, nhất là trong lứa tuổi mới lớn với tầm nhìn về tương lai đầy hứa hẹn mà lại để cái chết trước mặt mà suy ngắm thì còn nghị lực, còn khả năng gì nữa để mà tiến tới. Một câu nói, một tư tưởng bi quan, chán đời, chỉ phù hợp cho những người già nua, bệnh tật, và vô vọng. Và cho đến bây giờ, thỉnh thoảng nghĩ tới câu nói ấy tôi cũng vẫn chưa hoàn toàn nhận ra được ý nghĩa thâm sâu của nó, mà nếu đôi lúc hiểu được thì lại không muốn đối diện với sự thật. Bởi lẽ chết là một cái gì quá đau thương, mất mát, và buồn chán. Nhưng như một định luật, muốn hay không muốn con người vẫn phải đối diện với sự thật phũ phàng này!
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
Đứng vững trên những gì mà bạn tin tưởng, bất chấp mọi sự chống đối và mọi sức ép đang cố xé tan sức chịu đựng của bạn…điều đó chứng tỏ: bạn là người CAN ĐẢM.
Người biết sống là người có đủ năng lực để thích nghi, dù đang ở trong môi trường nào, hay tình huống nào, cũng không dễ bị đánh đổ khi tình thế có khó khăn. Họ dễ dàng thích nghi như loài cá chỉ cần có nước là còn sống.
- Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó. - Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.
1. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả. 2. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn. 3. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp. 4. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng. 5. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi.
Thứ nhất, cây bút chì luôn vâng nghe sự điều khiển của người hoạ sĩ. Thứ hai, cây bút chì cần được mài dũa thì mới có thể sắc bén được. Thứ ba, cây bút chì luôn sẵn sàng cho người hoạ sĩ tẩy xoá khi nó gây ra những nét vẽ nguệch ngoạc hay dơ bẩn. Thứ tư, chất liệu đáng quý của cây bút chì là thõi than ở bên trong. Cuối cùng, bút chì luôn để lại một dấu tích nào đó khi ta viết lên giấy”
Không nuôi lòng thù hận. Người hạnh phúc không bao giờ nuôi dưỡng lòng thù hận và không bao giờ trả đũa hay trả thù ai. Vì họ biết rõ rằng điều đó không thể làm cho họ hạnh phúc. Có thể bạn từng bị tổn thương sâu sắc, nhưng đừng vì thế mà huỷ hoại tương lai của mình.
1- Cách sống: Qua một ngày,mất một ngày vui.Vui một ngày,lãi một ngày. 2- Hạnh phúc và niềm vui: hạnh phúc không tự gọi cửa tìm đến ta,niềm vui cũng không tự rơi từ trên trời xuống, mà phải tự tay mình tạo dựng nên. Niềm vui là mục đích cuối cùng của đời mình, niềm vui ở ngay trong những việc vụn vặt của cuộc sống, ta phải tự mình tìm lấy.Hạnh phúc và niềm vui là một thứ cảm xúc và cảm nhận,quan trọng là ở tâm trạng mình.